Tuesday, July 29, 2014
Sunday, July 27, 2014
Làm thế nào để tạo kí tự đồng dạng trong toán học
Hồi còn mới sử dụng MathType để ghi các công thức toán học. Tôi cứ tưởng điều này không thể dễ dàng hơn. Nhưng tôi tìm cho đỏ mắt trong MathType vẫn không tài nào tìm nó ở chổ nào. Bản thân tôi thấy rất nhiều tài liệu toán ở trên mạng lại dùng kí tự “ ~ ”. Nó rất không đúng chuẩn của toán học về đồng dạng. Cộng vào đó là sự thể hiện càng ngày càng khó tính với những chuẩn mà mình đặt ra. Nên không thể chấp nhận một kí tự như vậy cho toán học được. Và sau một hồi tìm tòi, tôi đã có một kỹ thuật kết hợp thật nhanh. Tất nhiên là đúng chuẩn như tôi hằng mong ước.
Saturday, July 26, 2014
Tổng hợp câu khảo sát hàm số trong đề thi đại học chính thức(2014->2009)
Trích từ đề thi tuyển sinh Đại học khối A-2014
Cho
hàm số y=(x+2)/(x-1) (1)
a.
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) hàm số (1).
b.
Tìm tọa độ điểm M thuộc (C) sao cho khoảng cách từ M đến đường thẳng y=-x bằng √2
Trích từ đề thi tuyển sinh Đại học khối B-2014
Cho
hàm số y = x3-3mx+1 (1), với m là tham số thực.
a.
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (1) đã cho khi m=1
b.
Cho điểm A(2;3). Tìm m để đồ thị hàm số (1) có hai điểm cực trị B và C sao cho
tam giác ABC cân tại A.
Friday, July 25, 2014
Mời hợp tác đăng bài lên Blog “Dạy và học Toán”
Sau thời gian tự phát triển thêm một blog “Dạy và học
Toán”. Chúng tôi mời các cộng tác viên cùng phát triển những bài đăng cho blog.
Để nó ngày càng phát triển trong cộng đồng mạng. Nó là chuyên trang ngoài của Xuctu.com
chuyên viết về những phương pháp và cách thức học của từng chuyên đề. Thiết
nghĩ đây là môi trường chung của các thầy cô giáo và các em học sinh. Nên những
bạn nào có chuyên mục gì cần chia sẽ cũng có thể nhận được lời mới đăng bài
trên blog.
Tổng hợp hình học phẳng trong đề thi đại học chính thức(2014->2010)
Trích từ đề thi tuyển sinh Đại học khối A-2014
Trong
mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho hình vuông ABCD có M là trung điểm của
đoạn AB và N là điểm thuộc AC sao cho AN=3NC. Viết phương trình đường thẳng CD,
biết rằng M(1;2) và N(2;-1)
Trích từ đề thi tuyển sinh Đại học khối B-2014
Trong
mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho hình bình hành ABCD. Điểm M(-3;0) là trung
điểm của cạnh AB, điểm H(0;-1) là hình chiếu vuông góc của B lên AD và điểm G(4/3;3)
là trọng tâm của tam giác BCD. Tìm tọa độ của các điểm B và D.
Trích từ đề thi tuyển sinh Đại học khối D-2014
Trong
mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có chân đường phân giác
trong của góc A là điểm D(1;-1). Đường thẳng AB có phương trình 3x+2y-9=0, tiếp
tuyến tại A của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC có phương trình x+y-7=0. Viết
phương trình cạnh BC.
Thursday, July 24, 2014
Facebook- Đừng quá lạm dụng
Có quá
nhiều người sau thời gian dùng Facebook lại tự than vãn, nhàm chán nhưng tại
sao vẫn thích vào. Họ mất nhiều thời gian để rồi tự cho điều đó là vô bổ. Mà
thực sự nó bổ ích hay vô bổ thì tự mỗi người trong chúng ta điều biết. Cái gì
cũng có hai mặt của nó. Nếu ta biết cách kiểm soát cũng như dùng những tính
năng hữu ích của nó. Thì Facebook cũng chính là kênh phương tiện rất mạnh cho
chúng ta.
Tuesday, July 22, 2014
Hệ phương trình- Nơi thể hiện đẳng cấp
Quả đúng
như dự đoán của rất nhiều người, rất nhiều trường và rất nhiều đề thi thử tuyển
sinh đại học. Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014 của khổi A và B xuất hiện các
bài toán hệ phương trình khó xơi nhất. Bỏ qua những lời bình luận và những câu
hỏi tại sao lại bố trí câu hệ phương trình lại khó đến như vậy. Trong bài đăng
này, thầy giáo Nguyễn Quốc Tuấn chỉ đưa ra cho chúng ta những điều mà chúng ta
thường gặp phải khi giải hệ phương trình. Và hướng tiếp theo để chúng ta chinh
phục câu hệ phương trình trong kỳ thi tuyển sinh đại học tiếp theo.
Monday, July 21, 2014
Tổng hợp hình học không gian thuần túy trong đề thi đại học chính thức(2014->2010)
Cho
hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a, SD=3a/2. Hình chiếu
vuông góc của S lên mặt phẳng đáy (ABCD) là trung điểm của cạnh AB. Tính theo a
thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBD).
Trích từ đề thi tuyển sinh Đại học khối B-2014
Cho
lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của A’
lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm của cạnh AB, góc giữa đường thẳng A’C và mặt
phẳng đáy bằng 600. Tính theo a thể tích của khối lăng trụ
ABC.A’B’C’ và khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (ACC’A’).
Sunday, July 20, 2014
Tích phân hàm hữu tỉ-Cốt lõi của tích phân
Tại sao lại
như vậy? Vì qua quá nhiều lần gặp trong quá trình biến đổi tích phân. Bản thân
tôi nhận thấy như vậy và nhất là trong những kỳ thi tuyển sinh đại học gần đây
có xu hướng càng dễ. Khi đó nó sẽ hướng về những tích phân hàm hữu tỉ đơn
thuần.
Trước đây,
tích phân có rất nhiều dạng cần phải biến đổi từ nhiều bài toán hay. Nhưng
trong kỳ tuyển sinh đại học 2014 vừa rồi ở khối B lại đưa cho chúng ta một câu
tích phân hữu tỉ chỉ đơn thuần. Việc tính toán nó không gì có thể dễ dàng hơn.
Có thể nói nó dễ nhất trong những đề thi tuyển sinh đại học từ trước đến nay.
Thực trạng và giải pháp văn hóa đọc ở Việt Nam
Hồi còn học
trung học phổ thông tôi rất hiếm khi đọc sách. Gần như chỉ tham khảo những
quyển sách chuyên môn về những môn học mà mình quan tâm. Điều đó hoàn toàn khác
so với cách học ở bậc đại học. Tôi còn nhớ buổi học Toán đó. Thầy giáo có nói
với chúng tôi “Học đại học, thì sách là thầy của các
thầy”. Quả đúng như vậy, càng lớn tôi càng thấy được câu nói này rất
hữu dụng với bản thân. Không những phục vụ cho chuyên ngành của mình quan tâm
mà nó tác dụng đến với hầu hết mọi cuộc sống. Hơn thế nữa, phong thái của người
đọc khi đọc sách sẽ khác hẳn, nó sẽ đưa bạn vào một thế giới khác khi đã tâm
đắc những quyển sách mà mình quan tâm.
Saturday, July 19, 2014
Thủ thuật soạn văn bản toán nhanh chóng
Thực sự thì
tôi đang sở hữu một tốc độ soạn văn bản đáng kinh ngạc. Mà đôi khi bản thân
mình cũng tự thấy như vậy. Đó không phảo là nói quá, bởi vì trước đây tôi
thường rất vất vã và e ngại những văn bản toán mà mình phải đối diện. Nhưng
tình hình hiện nay đã khác, rất thích những văn bản toán thì đúng hơn. Những
thứ mà tôi có trong tay, những kỹ năng đánh máy thêm vào đó là những thủ thuật
do mình tự biết được. Thì qua đây cũng xin chia sẽ với tất cả các bạn một cách
để chúng ta có thể thỏa mái mà soạn thảo văn bản toán.
Trước hết
bài viết này chỉ nên áp dụng cho những người thường xuyên đánh văn bản toán.
Còn những bạn năm thì mười họa mới dùng một lần thì thôi khỏi cần thủ thuật gì
cả. Cứ cố gắng mà thực hiện một lần rồi hẹn gặp lại năm sau thôi chớ cũng không
cần cho lắm.
Thật vậy,
trong những Video tutorial về cách chèn văn bản toán vào Word. Nó đã được cộng
đồng mạng hưởng ứng rất nồng nhiệt thông qua lượt xem và lượt phản hồi. Và
Video tutorial về cách thức đánh văn bản toán cũng vậy, tất nhiên tôi dùng phần
mềm MathType mà đã phát hành trộng rãi trên http://www.youtube.com/user/quoctuansp
và trên Xuctu.com . Đó cũng là một trong
những thủ thuật mà tôi đã tâm huyết thực hiện cho tất cả chúng ta được tham
khảo.
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng là phần quan trọng nhất trong hình học không gian thuần túy
Thật đúng
như vậy, với những phân tích sau cũng giúp chúng ta có thể hiểu được vì sao
thầy giáo Nguyễn Quốc Tuấn lại chọn như vậy. Cũng trong bài đăng này, thầy cũng
đưa ra cho chúng ta những kiến thức mà chúng ta cần luyện tập. Để từ đó các em
có thể thích học hình học không gian thuần túy nói riêng và hình học nói chung.
Tại sao lại
như vậy. Bởi phần đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chiếm hầu hết những thành
phần mà chúng ta cần chứng minh. Qua đó các em cũng có thể thấy được mối liên
quan những tính chất quan trọng nhất trong hình học không gian thuần túy.
Trước hết
thầy cũng nhắc lại cách chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. “Để
chứng minh một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng. Ta chứng minh đường
thẳng đó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng”.
Wednesday, July 16, 2014
Một số lưu ý khi thi tuyển sinh lớp 10 tại Thành phố Huế
Trong kinh
nghiệm mà chúng tôi có được để giúp các em dự thi tuyển sinh lớp 10 của thành
phố Huế. Nếu như để ý cách ra đề thi và cách thức thi cử tuyển sinh lớp 10 tại thành
phố Huế cũng khác so với các tỉnh khác. Bài
viết này cũng chia sẽ hoàn toàn những kinh nghiệm từ hơn 10 năm nay cho tất cả các
em dự thi tuyển sinh lớp 10 của thành phố Huế nói riêng. Qua đó sẽ giúp cho
chúng ta ôn tập những phần chính yểu để dự thi cho có hiệu quả.
Tất nhiên,
tôi dạy toán thì cũng nói đến lĩnh vực này thôi. Các môn khác các em tham khảo
các thầy cô giáo chuyên môn. Và trong thời gian này là những ngày của đầu năm
học nên thầy giáo Nguyễn Quốc Tuấn cũng chia sẽ chúng ta vài phần.
Nên bỏ hay không kỳ thi cao đẳng?
Vậy là kỳ
thi tuyển sinh đại học và cao đẳng của năm 2014 đã kết thúc với nhiều bất ngờ.
Với tình cảnh giáo dục và thi cử như hiện nay, xuất hiện quá nhiều tin đồn về
hình thức thi cử. Cộng thêm với việc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và
đề thi tuyển sinh đại học hiện nay cũng bất ngờ về cấu trúc. Thì những tin đồn về bỏ
một trong hai kỳ thi sắp đến lại cao cực độ. Người ta chỉ chú ý đến hai kỳ thi
lớn đó mà quên mất đi một kỳ thi cũng không kém phần … rầm rộ nhưng tôi cho là
vô bổ nhất.
Saturday, July 12, 2014
Bài toán mở- có thể bạn chưa biết
Có thể đây
là vấn đề không mới nhưng có thể lạ so với những điều mà chúng ta thường gặp.
Trong chương trình toán trung học phổ thông, chúng ta thường xuyên giải toán
nhưng đó đều được gọi là bài toán đóng. Vậy bài toán mở là gì? Và nó có khác gì
so với bài toán thông thường. Bài viết sau đây giới thiệu cho tất cả chúng ta
biết được loại toán này và sức hấp dẫn của nó. Đối với những người yêu toán nói
chung và những người thích tìm tòi khám phá nói riêng.
Quả thật
đây là vấn đề mà tôi được tiếp xúc từ hồi còn là sinh viên. Và nó thực sự hấp
dẫn cho hầu hết những khả năng hiếu động, tìm tòi từ thuở đó. Chỉ thông qua một
bài toán mà lớp học sôi động hẳn với những kết quả mới mẽ hoàn toàn. Đương
nhiên là nó rất lạ so với những cách dạy thông thường từ trước đến nay.
Friday, July 11, 2014
Khảo sát hàm số và những chú ý khi thực hiện
Thực ra
trong những kỳ thi, dù cho đó là kỳ thi tuyển sinh đại học, tốt nghiệp trung
học phổ thông hay thậm chí là kiểm tra học kỳ. Tất cả chúng ta đều bắt gặp loại
toán khảo sát hàm số. Nó được xem như là một phần cho điểm các em khi chúng ta
thực hiện. Đôi khi nó dễ đến nổi mà tất cả chúng ta đều coi thường nó, xem nó
như là một điều hiển nhiên khi làm bài. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của
nó. Xét về tinh thần là như vậy, nhưng khi thực hiện nếu mắc lỗi dù là nhỏ nhất
thì làm cho chúng ta điên đảo không nói thành lời. Do đó dựa trên kinh nghiệm
hiện có của mình cộng với những câu hỏi mà tôi đã tích góp từ nhiều năm đi dạy
của các em học sinh. Tôi cũng thực hiện một bài đăng dạng này để giúp chúng ta
có thể hiểu được những chú ý khi thực hiện.
Chung quy
lại đối với chương trình toán trung học phổ thông. Thì chúng ta chỉ xoay quanh
ba hàm chính. Đó là: hàm số bậc ba, hàm số bậc bốn và hàm số phân thức. Mỗi
loại hàm lại có những đồ thị và kết quả khác nhau. Nhưng nó lại ứng cho chúng
ta những bước thực hiện tương tự nhau.
Thursday, July 10, 2014
Định lí Vi-ét áp dụng sao cho có hiệu quả
Quả thật định
lí Vi-ét là một trong những ứng dụng đẹp của toán học nói chung và áp dụng vào
nghiệm của phương trình bậc hai. Nó có tác dụng mạnh mẽ khi ta không cẫn phải
giải quyết nghiệm của phương trình bậc hai mà chỉ cần áp dụng đến tổng và tích
của hai nghiệm của phương trình bậc hai. Tuy nhiên, việc áp dụng nó sao cho có
hiệu quả và khi nào thì dùng định lí Vi-ét vào để giải quyết thì có rất nhiều
em học sinh lại lúng túng trong việc này.
Nhân đây
tôi cũng xin đưa ra một vài ví dụ và phương pháp nhỏ để chúng ta có thể nhận
biết được lúc nào thì mình cần áp dụng nó. Đây không phải là chủ đề mới mà nó
bao hàm đến những cách mà chúng ta thực hiện. Không chỉ ở các em mới học phương
trình bậc hai ở lớp 9, mà nó còn ảnh hưởng sâu rộng đến các em học sinh trung
học phổ thông và luyện thi tuyển sinh đại học hàng năm.
Wednesday, July 9, 2014
Giải toán bằng cách lập phương trình- Đại số 9
Quả thật
đây là dạng toán quen thuộc của tất cả các em học sinh lớp 9. Khi mà chúng ta
học đến bài hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số và phương trình bậc hai. Nó thực
sự gây khó khăn cho tất cả chúng ta bởi tính mới lạ và có phần phải tưởng tượng
nhiều mới thực hiện được
Cũng có
nhiều em học sinh hỏi chúng tôi. Hai loại toán giải toán bằng cách lập phương
trình và loại toán giải toán bằng cách lập hệ phương trình có khác nhau không. Thực
tế thì nó không khác nhau là bao nhiêu. Nó tùy thuộc vào cách mà chúng ta gọi
mà thôi. Ví dụ đề bài cho hình chữ nhật có chiều dài lớn hơn chiều rộng là 5cm.
Thì nếu chúng ta gọi x là chiều dài thì chiều rộng là (x-5)cm. Ngược
lại ta cũng có thể đạy x là chiều dài và y là chiều rộng thì mối liên hệ của nó
là y=x-5. Như vậy với cách đặt đầu tiên ta sẽ quy về được giải toán bằng cách
lập phương trình. Và cách gọi thứ hai thi ta lại được loại toán giải toán bằng
cách lập hệ phương trình. Điều quan trọng là chúng ta phải biết khai thác hết
những giả thiết mà đề bài cho, để từ đó áp dụng cho đúng.
Subscribe to:
Posts (Atom)