Đôi khi
chúng ta tự hỏi tại sao có những bạn ít học nhưng lại đạt điểm cao. Trong khi
chúng ta học rất nhiều, thậm chí là học nhiều nơi nhưng điểm ở lớp học lại
thấp. Mà cũng chưa hiểu được lý do của nó. Với thời buổi hiện tại, chúng ta
thường học thêm ở nhiều nơi. Và cũng xem như nhiều sư phụ vậy tại sao chúng ta
cố gắng lắm mà vẫn không thể nào điểm đạt được như ý. Trong khi thoáng qua vài
bạn cùng lớp lúc nào điểm cũng cao đều các môn như vậy. Chung quy lại mỗi học
sinh là một chủ thể. Chúng ta cần phải biết điều hòa được những mối tương quan này và hiểu
được tác dụng của từng người. Thầy giáo ở dạy thêm thì họ chú trọng đến những
phương pháp luyện thi đại học và kỹ năng giải toán. Trong khi đó, những thầy cố
giáo ở trường phải răm rắp theo chương trình sách giáo khoa và cũng đi kèm với
những phong cách của họ nữa. Mà họ lại có quyền làm điều đó. Nhưng cũng khổ nổi
phụ huynh thường lấy những mốc không đáng có như vậy để so sánh trí tuệ của các
em. Thì thông qua bài viết này và cũng là kinh nghiệm của thầy hồi phổ thông,
để giúp các em có thể qua mặt được vài phần để có kết quả tốt hơn. Việc này
cũng đồng nghĩa với việc các em phải có quan sát chút xíu sẽ thành công.
Đối với
môn lịch sử
Thầy dạy
Toán thì đương nhiên nói môn Toán đầu tiên. Nhưng thôi thiết nghĩ nó nhiều quá
nên thầy nói môn Lịch sử trước. Vì nó có
kỷ niệm sâu sắc với thầy trong việc kiếm điểm. Còn đối với môn Toán thầy sẽ có
bài đăng riêng.
Thầy còn
nhớ hồi năm 11. Khi học một cô giáo dạy môn Lịch Sử những buổi kiểm tra đầu
tiên thầy điểm rất thấp. Thấp đến mức không thể chịu được. Bởi vì thầy luôn làm
theo kiểu truyền thống trong môn Lịch Sử. Thông qua cách dạy và cách phân tích
của cô thầy mới nhận ra cô giáo này thích điều già đó khác môn Lịch Sử. Và thế
là cho đến một ngày thầy nghe cô nói tiếp “Văn và Lịch Sử là bất phân”. Ôi, té
ra cô giáo này dạy Lịch Sử nhưng lại thích Văn học cực kỳ. Vậy là thầy quyết
định làm như một “Bài văn” trong môn Lịch Sử.
Thầy vẫn
còn nhớ như trong đề kiểm tra một tiết hồi đó. Cô ấy ra một đề là: “Phân tích
lòng yêu nước của dân tộc ta từ thế kỷ X đến XV”. Vậy là thầy thực hiện như một
bài văn. Trong đó, có mở bài, thân bài và kết luận. Với dẫn chứng phân tích
được đưa ra là ba bài văn kinh điển từ thế kỷ X đến XV. Đó là: Nam quốc sơn hà
của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn và bài Bình Ngô Đại Cáo
của Nguyễn Trải. Thêm vài câu gì đó cho nó mượt mà văn vẽ một chút nữa. Kết quả
cuối cùng khi trả bài về làm cho không những thầy mà tất cả các bạn trong lớp đều
bất ngờ. Với điểm số kiểm tra một tiết môn Lịch Sử này được 9,5 điểm. Một điểm
số trong mơ thầy cũng không thể nào đạt được đối với các môn xã hội.
Đối với
môn Địa lí.
Cũng giống
như môn Lịch Sử, đầu năm học thầy điểm rất thấp mà không hiểu tại sao. Trong
khi vẫn học bài khá đầy đủ, vẽ biểu đồ cũng không đến nổi. Bài viết cũng nhiều
ý và khá ngắn gọn xúc tích. Nhưng lúc nào cũng 4-5 điểm là cùng. Học được một
thời gian và cố gắng xem ông thầy này cần gì khi kiểm tra. Nhất là những phong
cách của họ thử. Té ra sau này, khi biết được câu nói của thầy đó: “Không ai
rảnh mà đọc tất cả các bài của các em”. Nó như một viên thuốc thần đối với môn Địa
lí của thầy vậy. Vậy là bài kiểm tra học kỳ 1, thầy quyết định mạo hiểm bằng
cách cố gắng viết thật nhiều, nhiều chừng nào hay chừng đó. Bài Địa lí của thầy
trọn vẹn hai cặp giấy làm đề thi. Cố gắng viết tất cả những gì mình học về Đại
lí vào trong đó hết. Kết quả cũng bất ngờ không kém. Bài thi học kỳ thầy được
8,5 điểm. Đương nhiên đối với môn xã hội mà như vậy thì quả là trong mơ đối với
thầy. Không những vậy, tất cả các bạn đều cảm thấy ngạc nhiên như vậy.
Thoáng qua
trong lớp cũng có một vài bạn nằm vào tình huống như thầy. . Và điểm cũng… cao
bất thường. Trong khi rất nhiều bạn vẫn bị điểm thấp như vậy. Nhưng thầy không
tiện hỏi. Vì đó gần như là bí kiếp của từng học sinh. Có thể con đường mình
chọn là rất đúng đắn.
Tất nhiên,
còn rất nhiều phương pháp mà khi chúng ta học và để ý nữa những kiểu như vậy. Đó
là hai tình huống mà thầy đã trải qua và chia sẽ một phần nhỏ trong cuộc đời
học sinh của thầy. Và thầy cũng nói để chúng ta đối phó cái trước mắt ở lớp.
Lời kết:
Qua hai ví dụ trong rất nhiều trường hợp mà thầy gặp phải. Các em không những
cố gắng học tập để đạt được điểm cao ở lớp. Mà nó còn giúp các em qua mặt hay
chỉ đau đầu với những môn xã hội. Mà thầy cũng chú ý với các em một điều. Chúng
ta không lấy những điểm số này làm tự hào cho mình. Vì chúng ta không thể áp
dụng những thứ đó vào những kỳ thi chung. Chẳng hạn như kỳ thi tuyển sinh đại
học và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ
thông. Vì họ phải chấm chung và chấm đúng theo cấu trúc đáp án của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo. Khi biết được những điều này, các em sẽ đở đi rất nhiều, không bị
đầu với những môn xác hội mà tập trung cho các môn của các em.
Dẫu sao
thầy đăng bài này là một phần nhỏ. Thầy sẽ chia sẽ cụ thể bài đăng chuyên biệt
về môn Toán của thầy. Các em quan tâm thì theo dõi trên Blog hoặc có bí kíp nào
cũng chia sẽ thì có thể bình luận ở dưới.
Bây giờ
cũng là đầu năm học thầy cũng chúc cho các em đạt nhiều may mắn và thành công
trong công việc học tập của mình.
No comments:
Post a Comment