Quả đúng
như dự đoán của rất nhiều người, rất nhiều trường và rất nhiều đề thi thử tuyển
sinh đại học. Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014 của khổi A và B xuất hiện các
bài toán hệ phương trình khó xơi nhất. Bỏ qua những lời bình luận và những câu
hỏi tại sao lại bố trí câu hệ phương trình lại khó đến như vậy. Trong bài đăng
này, thầy giáo Nguyễn Quốc Tuấn chỉ đưa ra cho chúng ta những điều mà chúng ta
thường gặp phải khi giải hệ phương trình. Và hướng tiếp theo để chúng ta chinh
phục câu hệ phương trình trong kỳ thi tuyển sinh đại học tiếp theo.
Thứ
nhất: Hệ phương trình chứa quá nhiều nội dung cũng như phương pháp sơ cấp.
Quả đúng
như vậy, nói thì dễ kể ra những phương pháp khi giải hệ phương trình nhưng cách
nhìn nhận và thực hiện được mới là điều đáng bàn. Chung quy lại tôi thường nói
học sinh “Chúng ta có bốn phương pháp chính để giải hệ phương trình”. Không
nhiều hơn, bởi khi dạy và học hệ phương trình biết chia dạng nó ra như thế nào
cho hợp lý? Rất nhiều phương pháp được quy tụ lại trong cách giải hệ phương
trình trong đề thi tuyển sinh đại học. Từ đơn giản đến phức tạp thì hầu như đều
gặp cả. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của những em học sinh khá giỏi về
hệ phương trình trong năm qua.
Trong
quyển sách “Luyện
thi đại học- Hệ phương trình” của thầy giáo Nguyễn Quốc Tuấn cũng đáp ứng
được nhu cầu mong mỏi này. Thông qua lượt tải gần 8.000 lượt và được hưởng ứng
nhiệt tình. Ở trong đó, tôi cũng đã chia cách giải hệ phương trình thành bốn
dạng chính đi kèm với bốn phương pháp chính.
Dạng 1:
Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Dạng 2:
Giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
Dạng 3:
Giải hệ phương trình bằng phương pháp biến thiên hàm số
Dạng 4:
Giải hệ phương trình bằng phương pháp đánh giá
Chia thì
chia như vậy, thấy thì đơn giản như vậy. Nhưng tại sao lại khó đến mức không
tưởng như thế. Thầy lấy thí dụ như ở dạng 1 thầy chia bằng phương pháp thế thôi
cũng đủ thấy phức tạp đến chừng nào. Ở dạng đó trong phương pháp thầy có nói.
Từ phương trình (1) hoặc phương trình (2) của hệ phương trình ta rút x theo y,
hoặc y theo x để thay vào phương trình còn lại để giải. Chỉ tính riêng phần rút
x theo y, hoặc y theo x cũng là một điều không đơn giản đối với các em học sinh
trung bình-khá. Bởi một phương trình đơn giản bậc hai sơ cấp đối với x và y thì
có thể đơn giản. Nhưng bậc ba thì xem như nhìn nhận ra được nhân tử chung cũng
là một điều bất bình thường. Huống chi đây là bước đệm nhỏ nhất trong quá trình
giải. Mà điều này thì có thể chỉ xảy ra với những một phương trình sơ cấp, chớ
còn có căn thức vào đó nữa thì cũng vã mồ hôi.
Thôi xem
“trúng tủ” để vượt qua của ải nhỏ này đi nếu luyện tập lỹ lưỡng. Rồi đến việc
thế vào phương trình còn lại của hệ để giải cũng được xem như chuyện không
tưởng. Tất nhiên là không có chuyện thế vào để giải bình thường như những phương
trình sơ cấp. Mà tất cả đều đưa về cho chúng ta phương trình vô tỉ(tức là phương
trình có chứa căn thức).
Ví dụ đề thi tuyển sinh đại học khối A-2014
Và đây là cách giải đề thi tuyển sinh đại học khối A-2014
Như vậy một lần nữa chúng ta phải chạm phải một chuyên
đề cũng không hề dễ. Phương trình vô tỉ này rất khó nhìn và cũng rất khó phân
tích. Gần như những kỳ tuyển sinh đại học gần đây đều kết hợp đồng thời hai phương
pháp. Đó là phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử và phương pháp nhân
thêm lượng liên hợp để giải. Mà đôi khi còn phải dùng đến phương pháp biến
thiên hàm số hoặc phương pháp đánh giá nữa. Như vậy thì độ khó càng tăng thêm
gấp bội lần.
Thứ
hai: Kiến thức đã từ lâu, học sinh kiên trì mới thực hiện được
Đồng ý một
điều, cả ba câu khó nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học rơi vào chương trình
lớp 10. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, hệ phương trình và bất đẳng thức
đều nẳm ở chương trình này cả. Mỗi câu lại đặt nặng nề vào đó mỗi kiểu khác
nhau.
Đối với hệ
phương trình, ở lớp 10 chúng ta chỉ loanh quanh ở những hệ phương trình dễ nhìn
và dễ giải quyết. Nào là hệ phương trình đối xứng loại I, hệ phương trình đối
xứng loại II, hệ phương trình có một phương trình bậc nhất và bậc hai, hệ phương trình đẳng cấp bậc hai-bậc ba. Nhưng
ở đây, hệ phương trình trong những kỳ thi tuyển sinh đại học là hoàn toàn khác.
Họ gần như không đã đụng đến những hệ phương trình như thế này bao giờ. Có
chăng đi nữa thì xuất hiện đoạn sau khi mà chúng ta hoàn thiện. Như vậy thì
những kiến thức xem như không có tác dụng gì khi đi thi cả.
Ví dụ đề thi tuyển sinh đại học khối B-2014
Và đây là cách giải đề thi tuyển sinh đại học khối B-2014
Mọi thứ
đâu chỉ dừng lại ở đó. Những phương pháp về phân tích đa thức thành nhân tử các
em chỉ được học hồi cấp hai, phương pháp nhân thêm lượng liên hợp cũng vậy. Nhưng
kết hợp vào đây cũng là một điều không tưởng. Mà trong thời gian trước tôi đã
thực hiện riêng một Video tutorial về “Giải hệ phương trình bằng 8
cách khác nhau” để các em tham khảo. Do đó, tính chất khó của hệ phương
trình càng được tăng lên nhiều khi chúng ta muốn chinh phục.
Lời
kết: Tôi thực
hiện bài đăng này để giúp chúng ta hiểu thêm được mức độ khó khăn khi giải loai
toán này. Cũng giống như bài đăng về lượng giác vậy. Mỗi học sinh và giáo viên chúng
ta cần biết luyện thi tuyển sinh đại học ở mức độ nào cho phù hợp với sức học
và nguyện vọng của mỗi em. Theo tôi cũng không nên đem học lại những kiến thức về
hệ phương trình mà các em học ở lớp 10. Mà muốn chinh phục câu này buộc chúng
ta phải có cách nhìn nhận thấu đáo. Cũng có rất nhiều học sinh yêu cầu tôi
không dạy phần này để tập trung những phần khác. Để đạt được hiệu quả mong muốn.
Chém gió
ReplyDeletegiai toan quan trong nhat la y tuong.ai co nhieu y tuong tot thi co hoi giai duoc se cao hon. loi giai k giup chung ta duoc nhieu. quan trong la chung ta phai giai thich duoc tai sao lai lam nhu the. loi giai o tren k tu nhien.
ReplyDelete