Hồi còn học
trung học phổ thông tôi rất hiếm khi đọc sách. Gần như chỉ tham khảo những
quyển sách chuyên môn về những môn học mà mình quan tâm. Điều đó hoàn toàn khác
so với cách học ở bậc đại học. Tôi còn nhớ buổi học Toán đó. Thầy giáo có nói
với chúng tôi “Học đại học, thì sách là thầy của các
thầy”. Quả đúng như vậy, càng lớn tôi càng thấy được câu nói này rất
hữu dụng với bản thân. Không những phục vụ cho chuyên ngành của mình quan tâm
mà nó tác dụng đến với hầu hết mọi cuộc sống. Hơn thế nữa, phong thái của người
đọc khi đọc sách sẽ khác hẳn, nó sẽ đưa bạn vào một thế giới khác khi đã tâm
đắc những quyển sách mà mình quan tâm.
Người
Việt chúng ta rất lười đọc sách
Theo số
liệu thống kê, trung bình “một người Việt đọc không
hết một quyển sách trong một năm”. Điều này theo bạn có đúng hay không?
Theo tôi nó không đúng. Chúng ta quan niệm như thế nào về đọc sách. Họ chỉ
thống kê lượng sách được các nhà sách bán ra trong một năm so với lượng dân số
của nước ta. Cũng để lấy đó làm điều tham khảo cho những sô liệu thống kê điều
đó.
Thực chất
với thời đại công nghệ thông tin như vậy thì sách không chỉ tồn tại trên giá
sách. Nó hiện hữu ở nhiều cấp độ khác nhau. Cũng do sách in không đáp ứng được
những nhu cầu mong mỏi của những người cần đọc. Nên độc giả quay lưng là một
điều không có gì ngạc nhiên. Gần như những quyển sách được bày bán thì trên
mạng đã có. Và việc đọc trên mạng vẫn hoàn toàn thỏa mái và linh động hơn
nhiều. Không những chỉ trợ bằng những trang giấy mà nó còn hấp dẫn bởi những
tính minh họa cho những nhân vật mà mình quan tâm. Tất cả được gói gọn trong
những file nhỏ gọn chỉ vài MegaByte
trong thiết bị của họ. Mà nó còn có thể đem đi mọi nơi, thích đọc lúc
nào thì cứ đọc.
Vậy thì
theo thống kê “Một người Việt đọc chưa hết một quyển sách trong một năm” là đâu
có đúng. Tôi vẫn thường xuyên thấy các bạn trẻ nghiền ngẫm những quyển sách của
họ trên máy tính bảng, điện thoại thông minh đó thôi.
Giá
sách quá đắt so với việc khuyến khích người đọc
Đồng ý nhà
sách phải trả rất nhiều tiền cho một quyển sách chính chủ. Nhưng những đối
tượng chịu khó đọc sách đa phần là những người thu nhập thấp. Một quyển sách
như vậy thì quá nhiều so với túi tiền của họ. Một người bỏ ra khoảng 100 nghìn
đồng để được đọc một quyển sách. Trong khi người khác đọc cũng nội dung đó mà
được đọc miễn phí học cũng không đành. Lấy ví dụ một điều đơn giản. Thoáng qua
ở nhà sách tôi thấy tác phẩm “Đèn không hắt bóng” của tác giả Dzunichi Watanabe .
Bìa truyện "Đèn không hắt bóng"
Ở trong nhà
sách có giá trên 100 nghìn đồng. Trong khi tôi vào mạng cũng xuất hiện và đọc miễn phí. Vậy thì đâu có ai ở trong tình cảnh này lại dại dột mà mua nó về để
đọc được. Hai nội dung tôi kiểm tra thấy nội dung là hoàn toàn giống nhau. Vậy
thì tôi đang sở hữu cả một đống gia tài khi sở hữu đến 2.500 quyển sách trong
máy tính bảng của mình. Sách gì cũng có, tạp chí nào cũng đầy đủ.
Chẳng lẽ
sách chỉ để trưng bày lên giá sách đặt vào phòng khách để cho thiên hạ nhìn
vào. Hay nó được dùng cho nhà giàu, mua về cất lên giá để chứng tỏ mình đã đọc
nhiều. Mặc dù có đọc hay không thì không cần quan tâm. Rồi sưu tập những quyển
sách hay, sách mắc tiền, sách cổ để làm đẹp cái giá sách. Thực sự có rất nhiều
người đang lâm vào tình cảnh này.
Giải
pháp nào cho hướng đi này
Theo tôi
nên đánh giá lại bản quyền sách tại Việt Nam. Để mọi đối tượng được tiếp xúc
với sách một cách tự nguyện. Trong khi những người đọc sách bình thường phải
trả rất nhiều khoản. Thì những người đọc sách bằng các thiết bị lại miễn phí.
Vậy thì đâu có công bằng được. Điều quan trọng là chúng ta đang phát triển theo
kiểu ào ạt, mạnh ai nấy làm. Dẫn đến tình trạng bản quyền tại Việt Nam
gần như là không có. Luôn thực hiện những điều “Cấm sao chép dưới mọi hình
thức” nhưng sao chép rồi thì cũng không sao, không ai xử lí cả. Điều này đã
và đang làm “nản lòng người sáng tác”. Bởi những doanh thu của những nhà sách
liên tục sụt giảm. Rồi cứ kêu ca thế này thế nọ thì cũng không đành. Những
người sáng tạo cũng chỉ để lại cái tiếng cho mình còn việc kiếm tiền thì thôi
làm việc khác nhé. Nhà sách cũng không biết phải kiện cáo ai trong việc này.
Tác giả thì ngậm ngùi, hay nói cách khác là chết chung.
Vậy thì tại
sao chúng ta không tìm đến tận gốc những nguồn phát tán. Mỗi website đều muốn
thực hiện những điều riêng biệt của họ. Theo đó mà tìm máy chủ của họ, mà tôi
nghĩ với một vài nghiệp vụ đơn giản là có thể truy ra được những nguồn này. Phạt
thật nặng bằng tài chính đưa gương ra trước các phương tiện thông tin đại
chúng. Biện pháp như vậy cũng có thể giảm tải được vài phần.
Thứ hai lấy
Google làm chuẩn, tôi thật tâm đắc với dịch vụ Google Books mà họ đưa ra. Chính
sách rõ ràng việc cho xem và bản quyền cũng thật kỹ lưỡng. Chúng ta có văn
phòng đại diện của Google, có thể yêu cầu họ tìm các từ khóa được truy cập
nhiều, các nguồn truy cập. Họ đang sở hữu một công nghệ đáng kinh ngạc về điều
này. Tại sao chúng ta không hợp tác với họ. Để được bảo vệ tác quyền và nâng
cao văn hóa đọc.
Lời
kết: Tôi viết
nên điều này vì tôi cũng là một trong những nạn nhân của tình trạng này. Điều
gần như làm cho mình nản lòng trước những điều mình tâm đắc. Thiết nghĩ nhu cầu
đọc vẫn là nhu cầu cần khuyến khích trong cộng đồng chúng ta. Nên cũng nhắm mắt
làm ngơ cho thiên hạ được nhờ. Tuy nhiên việc phát triển với mức độ như thế này
thì cũng phải xem lại vài phần. Không những vậy, muốn tạo sân chơi lành mạnh
thì phải có chế tài mạnh mẽ.
Cũng đừng
trách những người sáng tạo. Cũng có một bộ phận không nhỏ những thầy giáo cung
cấp tài liệu miễn phí. Nhưng sự phát triển về chất lượng không được kiểm định.
Họ chỉ nhắm vào việc kiếm tiếng tăm cho họ để đầu tư mãng khác. Còn đối với
những người sáng tạo có chất lượng thì phải lùi dần.
Cũng có vài
lời nhắn nhủ đối với người đọc. Chúng ta là những người có văn hóa. Khi cầm một
quyển sách phải trân trọng tác giả. Tôi còn nhớ hôi sinh viên thầy giáo tôi có
nói: “Nổi bất hạnh nhất của tác giả là người đọc không biết họ là ai”
No comments:
Post a Comment