Wednesday, July 16, 2014

Một số lưu ý khi thi tuyển sinh lớp 10 tại Thành phố Huế



Trong kinh nghiệm mà chúng tôi có được để giúp các em dự thi tuyển sinh lớp 10 của thành phố Huế. Nếu như để ý cách ra đề thi và cách thức thi cử tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Huế cũng khác so với các  tỉnh khác. Bài viết này cũng chia sẽ hoàn toàn những kinh nghiệm từ hơn 10 năm nay cho tất cả các em dự thi tuyển sinh lớp 10 của thành phố Huế nói riêng. Qua đó sẽ giúp cho chúng ta ôn tập những phần chính yểu để dự thi cho có hiệu quả.
Tất nhiên, tôi dạy toán thì cũng nói đến lĩnh vực này thôi. Các môn khác các em tham khảo các thầy cô giáo chuyên môn. Và trong thời gian này là những ngày của đầu năm học nên thầy giáo Nguyễn Quốc Tuấn cũng chia sẽ chúng ta vài phần. 

Có rất nhiều điều khác trong cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 của thành phố Huế. Rất nhiều em cứ sưu tập những sách vở, bài toán của những tỉnh khác để ôn thi. Hoặc nhiều em học tất cả những kiến thức trong sách giáo khoa để ôn tập thì đó cũng chưa hẳn có hiệu quả. Bởi chúng ta muốn được điểm cao cũng phải biết chọn cho mình những phần nào cần học và cần đầu tư bao nhiêu. Những phần có thể nói là sơ đẳng thì ôn tập vừa thôi để thời gian đầu tư đến những mãng khác. Để thuận tiện cho bài viết, thầy sẽ nêu những chú ý theo đúng cấu trúc của đề thi tuyển sinh lớp 10. Từ đó các em có thể hình dung được.

 
Đề thi tuyển sinh 10 môn Toán 2014-2015 tại thành pố Huế (mới nhất)

Thứ nhất: Về căn bậc hai- căn bậc ba cũng là điều cần lưu tâm. Phần này dường như đối với tuyển sinh lớp 10 tại Huế chỉ áp dụng các phần như: Tính giá trị của biểu thức, trục căn thức ở mẫu số. Nó kết hợp với phần giải phương trình bậc hai nữa. Trong khi rất nhiều các tỉnh khác chú trọng đến mãng toán rút gọn biểu thức phức tạp. Thì đề thi tuyển sinh lớp 10 tại Huế chỉ áp dụng chừng này. Do đó, để ôn tập phần này, các em chỉ quan tâm đến những kỹ năng cũng như kiến thức cho thành thạo là được. Nói chung phần này là đơn giản mà ai cũng làm được. Nhưng khi thực hiện, phải thực hiện theo các bước của nó. Tuyệt đối không được dùng máy tính bỏ túi để giải.
Tuy vậy, nếu các em thi tuyển sinh lớp 10 vào trường Quốc Học và trường chuyên Đại học Khoa học thì đây là phần cũng không thể thiếu. Nhưng nó lại nằm trong phần rút gọn biểu thức và những bài toán liên quan. Do đó, các em thi ở thành phần nào thì cũng nên biết những vấn đề này.
Thí sinh dự thi tuyển sinh 10 tại trường Quốc Học Huế

Thứ hai: Trong đồ thị hàm bậc nhất và Parabol. Thông thường là sự  tương giao của nó có chứa tham số m nữa. Thì đây là phần được cho là hay và có thể biến hóa thành nhiều bài toán. Đặc biệt là những loại toán quy về phương trình bậc hai để tìm điều kiện của nó. Chẳng hạn như tìm m để đường thẳng cắt Parabol tại hai điểm phân biệt thì ta đưa về phương trình hoành độ giao điểm. Rồi tìm điều kiện của Delta để từ đó đưa về bất phương trình bậc nhất theo m để thực hiện.
Nhắc đến phương trình bậc hai, không thể nhắc đến những dạng toán ứng dụng của định  lí Vi-ét cho nghiệm của phương trình bậc hai. Cũng có thể nó sẽ lồng vào câu này. Thì thực tế hai nghiệm của nó cũng chính là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm mà các em thực hiện. Chúng ta cũng nên chú ý đến đặc điểm này trong khi làm bài.
Thứ ba: Phần giải toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình là điều không thể thiếu. Mà phần này thầy đã có sẵn bài đăng trên Blog này rồi nên các em có thể tự tham khảo để học tập. Ở đó thầy Nguyễn Quốc Tuấn đã chia cho chúng ta tất cả những kiến thức cũng như dạng toán cần học. Hơn nữa trên Xuctu.com cũng đã có hàng loạt những bài tập dạng như thế này.
Thứ tư: Phần hệ phương trình của đề thi tuyển sinh lớp 10 ở Huế thông thường là dạng toán đặt ẩn phụ. Để từ đó gộp luôn vào để giải phương trình bậc hai bằng phương pháp thế. Ở đây các em cũng nên chú ‎ đến cách giải hệ phương trình và cách lấy nghiệm của nó. Các em rất dễ bị sót hoặc nhầm lẫn những điều tương tự.
Thứ năm: Phần hình học mà thầy tạm gọi là hình học phẳng thì xung quanh ở phần cung chứa góc, tứ giác nội tiếp. Trong đó có câu dơn giản chứng minh tứ giác hoặc đa giác nào đó nội tiếp được trong một đường tròn. Ở đây phải xác định được theo định lí nội tiếp mà trong quyển sách của thầy cũng đề cập nhiều.
Điều thứ hai trong câu này là chứng minh đẳng thức và thông thường nhất là quy về hai tam giác đồng dạng để rút ra được tỉ lệ thức. Điều cuối cùng trong câu này chính là những chứng minh song song, vuông góc hoặc cố định…Thì phần cuối này thông thường khá khó so với các em. 
Đề thi tuyển sinh 10 Huế luôn có câu hình không gian(trích năm 2013-2014)

Thứ sáu: Và cũng có thể đây mới là điều đặc biệt nhất của đề thi tuyển sinh lớp 10 của tình Thừa Thiên Huế. Trong khi hầu hết chúng ta không gặp ở các tỉnh khác thì trong cấu trúc của nó luôn có câu về hình học không gian. Nói chung nó chỉ loanh quanh các hình trụ, hình nón và hình cầu. Các em chú ý đến các phần về diện tích xung quanh, toàn phần và thể tích của mỗi hình. Bên cạnh đó phải biết được mối tương quan của chúng. Câu này luôn xuất hiện và chiếm từ 1,0 đến 1,5 điểm.
Lời kết: Trên đó là những chú ý mà thầy giáo Nguyễn Quốc Tuấn đã rút ra và chia sẽ cho tất cả chúng ta để biết được những phần nào cần học tập. Mỗi em học sinh cũng nên tham khảo được nhiều nguồn để từ đó có được kết quả tốt hơn trong học tập. Bởi chính thầy cũng đã nhiều năm kinh nghiệm trong việc luyện thi tuyển sinh lớp 10 tại Huế nên cũng chia sẽ kiến thức.
Nếu cảm thấy bài viết có hữu ích các em hãy chia sẽ đường dẫn hoặc thích để ủng hộ thầy giáo Nguyễn Quốc Tuấn viết tiếp.Những bài viết liên quan thầy đã cho sẵn đường dẫn ngay trong bài đăng này, các em có thể tự tham khảo.

No comments:

Post a Comment