Sunday, August 3, 2014

Chảy máu chất xám cực đỉnh và toàn diện



Có lẽ không phải bàn cải nhiều hay giải thích nhiều đến cụm từ này. Nó đang xuất hiện những triệu chứng tiếp theo trong căn bệnh của giáo dục nước nhà. Tôi thực hiện bài đăng này cũng chính là lúc kết thúc xong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm  thứ 14. Và cũng là lúc tôi tình cờ biết được “thành quả” của việc đào tạo nhân tài. Đọc xong mới biết được tình sự của những người đại diện cho tầng lớp giỏi nhất của từng thế hệ.






Chỉ có một người về nước làm việc trong 13 nhà vô địch Olympia
Một điều ngạc nhiên nhất là 13 nhà vô Đường lên đỉnh Olympia trước đây, thì chỉ có một người quay trở lại làm việc trong nước. Có thể đây là vấn đề tế nhị khi họ chọn như vậy. Nhưng nó cũng có nhiều nguyên do cho sự lựa chọn của các anh tài. Nó được bàn luận rất sôi nổi trên mạng xã hội Vitalk.vn.

Tôi xin trích một vài lời phản hồi rất hay của các bạn:

Sông Xanh:Đừng nhìn theo cách tiêu cực. Nếu họ học xong về liệu có đất "dụng võ" hay không? Rồi cơ chế làm việc, cách làm việc, chế độ lương bổng có tương xứng với trình độ của họ hay không?”

Phan Hung:mình là người VN, sinh ra và lớn lên ở VN đó là quê hương chôn rau cắt rốn của mỗi người. để đất nước thêm giàu mạnh thì cần những con người tài năng như vậy, chứ cứ chảy máu chất xám thế này thì VN vẫn mãi là nước lạc hậu, người dân VN sẽ chỉ đứng sau bạn bè quốc tế mà thôi

Cá Lóc Trui:Vậy về Việt nam ngồi chơi à, điều kiện, môi trường, sự ém tài của tập thể. Việt nam rất nhiều người tài giỏi nhưng vì các điều kiện đó mà đã làm hư người tài”

 Nguyễn Trọng Nhân trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14

Thanh An Phan:Đừng trách họ, bởi vì thực sự mà nói, nền giáo dục nước nhà không cho học sinh phát biểu đúng theo những gì họ suy nghĩ. Thầy cô giáo nói A, có học sinh nào dám nói B kg??? vì nếu nói khác sẽ bị xếp vào dạng học sinh cá biệt. Sau 12 năm bị kềm chế, khi được ra nước ngoài, được sống, học tập và suy nghĩ theo đúng những gì thuộc về bản thân. Đừng bao giờ trách người khác nhé. Nếu thật sự tác giả bài viết này có cơ hội được như họ thì tác giả có về nước làm việc kg??? Trả lời thật lòng thử xem

Le Dinh Thai:Việt Nam tổ chức thi, Hàn Quốc cấp học bổng, Úc hưởng. Về cái xứ thiên đường này làm gì?

Nam Le Van:tôi hoàn toàn đồng ý với người viết bài này với ý nghĩ thực dụng của một số người thì thử hỏi đất nước ta sễ đi đến đâu còn ở đất nước nào mà chả tồn tại chế độ này chế độ kia .Ai cũng đòi hỏi mình phải được như thế này được như thế nọ và tự cho rằng mình là một ngôi sao sáng nhất trong những ngôi sao thì lấy ai làm nền cho ngôi sao sáng nhất .Còn các bạn cũng cũng lên hiểu rằng khi các bạn sinh ra đã là công dân việt nam và sống và lớn lên bằng tất cả những gì của việt nam thì đừng nhìn vào nền kinh tế của nước ngoài để đòi hỏi cho bản thân minh .Liệu bạn có ý thức được như người nhật không lấy đơn giản ví dụ năm 2011 đất nước nhật bản bị động đất sóng thần cả một khu vục mất điện mất nước thực phẩm không có nhưng khi họ đi mua hàng họ vẫn xếp hàng kiên nhẫn chờ đến lượt mình dù biết rằng đến lượt mình sẽ hết nhưng họ vẫn kiên nhẫn chờ đợi .Còn nhìn lại chúng ta thì sao chúng ta có được như thế không ,hơi khổ một chút là kêu hơi thiếu một chút là chen lấn sô đẩy giành rật bằng được cho mình có phần hơn .Còn nữa nào thì hôi bia nào thì chen lấn sô đẩy ăn sushi ............... đó tôi chỉ nói một chút ít để các bạn có những cách nghĩ khác về đất nước theo tôi đất nước ta có phát triển được hay không quan trọng nhất là mọi người phải có ý thức cộng đồng


Ha Duong :Theo tôi họ cứ đổi cho đất nước nghèo ko có chính sách đãi ngộ rồi ko có chỗ để phát huy tất cả chỉ là ngụy biện. Đất nước còn nghèo mới mong họ mang những kiến thức học ở các nước phát triển về để phục vụ quê hương đất nước. Nếu họ có tài htaatj và có tâm thi sống ở đất nước mình cũng phát triển mà Tôi có đọc 1 bài báo nói có 1 thanh niên người Nhật sang Việt Nam có trong tay ít vốn mà họ vẫn thuê đất trồng rau sạch để bán và trở thành doanh nhân đố thôi. Mông những người đi sang trời tây đừng đổ tội cho đất nước này nữa.”

Co May Hoa:Chúng ta còn lạ gì môi trường làm việc ở Việt Nam mà nói người ta. Thực sự những người học rất giỏi thế này thường hiền lành, và họ phù hợp hơn với một môi trường có điều kiện sáng tạo tốt nhất, khong pha tạp những thói lọc lõi mưu mô thủ đoạn và không thực chất như môi trường làm việc của Việt Nam. Về VN khéo tài năng thui chột, mà chỉ khôn ranh về khoản luồn lách lợi ích cá nhân mà thôi.”

Đào tạo rồi để thất nghiệp là chuyện quá phổ biến
Nước ta được gọi là nước dân số vàng. Nghĩa là đa phần đang ở trong độ tuổi lao động, năng nổ. Nhưng thực sự việc sử dụng họ thì sao. Vẫn là tình trang sống chết mặc bay mà từ trước đến giờ vẫn nhức nhối.  Trong khi việc đào tạo họ cũng là một luồng kinh phí không biết bao nhiều mà kể. Sự lãng phí chất xám, thời gian, tiền bạc quả không nói thành lời.Ngay những người có trình độ cử nhân cũng đã có 162.000 người thất nghiệp.

Những câu nói hay những cuộc bàn luận sẽ đi đến đâu. Chúng ta vẫn biết được những câu nói như : “Dành cho COCC(Con Ông Cháu Cha)”, Thứ tự ưu tiên cho tuyển dụng: “Hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ”,… Như vậy thì việc những người đi làm hiện tại sẽ là những người chuyên moi móc trở lại. Những người tài dõi đương nhiên không có chổ thể hiện mình.

Tôi cũng xin trích ra vài lời bình luận về vấn đề thất nghiệp hiện nay:
Lê Hùng:Đúng là thành tích, nguyên nhân rõ mồn một ra đó mà còn cứ đổi nọ đổi kia, những nguyên nhân trên chỉ là một phần. Thực ra nguyên nhân chính là tình trạng đào tạo tràn lan, đại học tại chức, cao học, rồi từ xa mở ra khắp nơi để nhằm làm đầy nồi cơm cho ngành giáo dục. Và hệ lụy thì bây giờ đã rõ, phải nhìn thẳng vào sự thật của nền giáo dục hiện nay. (Bằng đại học bây giờ chỉ có giá trị như bằng cấp một ngày xưa mà thôi, bởi vì bây giờ toàn học bằng tiền, bằng chạy chọt, ....), có lẽ giáo dục đã bị pha loãng, chắc chắn sẽ để lại hậu quả khôn lường cho cả một thế hệ vừa qua, hãy chấn chỉnh ngay khi còn chưa quá muộn...”

Vũ Thanh Giang:Trường đại học quá nhiều, hút hết sinh viên của nhân dân, một đời mãi mãi đi làm và đi học, chưa bao giờ nghiêm trang đến thế”.
Nguyễn Phú Hợi:Trường Đại Học mà mọc lên như nấm vậy thì sao mà không thất nghiệp được ?! Cái kiểu đào tạo vơ vét lùa hết như bầy vịt vào cho mình vì mục đích kinh doanh, ai chết mặc ai, đào tạo ra không có việc làm, Bộ GD&ĐT thì nhắm mắt làm ngơ và cấp phép cho các Trường Đại học đó thì kiểu gì mà mỗi năm không thải ra thị trường vài ngàn nhân tài !!! Cái này là mấu chốt của hệ lụy kinh doanh giáo dục nhưng chẳng ai nói ra dù biết rất rõ, cứ đỗ cho nhu cầu xã hội, thay đổi định chế ..., học ra chất lượng không đáp ứng được ...!!! Con người Việt Nam có thói quen rất hay, đã sai rồi mà không chịu nhận, nhìn thấy vậy, biết rất rõ nhưng nói ngược lại hoặc nói qua chuyện khác, và cái hay nhất là đổ thừa này nọ rất giỏi...!!!”

Him:Đúng rùi các bạn, bây giờ ra đường đầy thạc sĩ, ở đâu cũng có thạc sĩ nhưng chỉ thất nghiệp khi không có "nhất thế, nhì quen, tam....." trong khi đó, những người khác thì học xong 12 vào làm rùi học tại chức rùi ...... lên chức, rùi quản lý những người có bằng thạc sĩ luôn. hay chưa.hiihi. Thế mới gọi là xã hội.

Còn bạn thì sao, hãy bình luận để cho ý kiến chung ở bài đăng này.

No comments:

Post a Comment