Sunday, September 20, 2015

Người Việt chúng ta quá quan trọng “Vẽ bề ngoài”

Quả thật, người Việt chúng ta quá cầu kỳ về chuyện làm sao cho đẹp, nhìn vào thì bắt mắt. Hay muốn người ta tôn trọng mình thì mình phải trau chuốc bản thân. Cũng chính vì điều đó nên đã xuất hiện những sự quá đà mà không hướng vào thực tại hay thực dụng công việc cần đạt được. Qua đó cho thấy, những công ti trường học và thậm chí cả những công sở, người ta quá đà vấn đề này. Để rồi từ đó chỉ được một câu nói từ người thứ ba: “Họ chỉ muốn làm để đẹp lòng bề trên”.

Tôi không dám nói đến những chuyện buộc phải thế, nhưng nó đã hiện hữu đến những điều của tôi trong những quãn thời gian gần đây. Tôi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nên cũng có đôi chút mình phải tuân theo. Nhưng tôi cũng là người đã hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như website của tôi vậy. Từ việc bị nhiều người chê bai về thiết kế, bố cục, nhưng chưa ai phàn nàn về chuyện nội dung mà tôi có. Nhưng đó là lẽ đương nhiên mà trong kế sách của mình đã định sẵn.
Hãy nhìn vào những điều mà người ta có được rồi từ đó mới xem xét lại mình
Không nói gì xa xôi, Google là một ví dụ điển hình nhất. Kể từ khi ra đời cho đến nay gần 20 năm. Họ vẫn là vua của hệ thống môi trưởng ảo. Nhiều người thắc mắc, tại sao một công ti lớn nhất mà lại có thiết kế sơ sài đến như vậy. Xin lỗi! họ có cả đội ngũ nhân viên hùng hậu và có thể nói là nhất thế giới về mãng thiết kế. Tuy nhiên bạn có thấy thỏa mái và mục đích khi bạn vào Google không? Chắc chắn là có, nó đơn giản đến mức không có một cái gì hoa mỹ cho lắm mà chỉ đưa ra cho bạn một thanh để tìm kiếm.

Nhưng đằng sau nó họ có những gì? Tốc độ tuyệt vời, kết quả tìm kiếm chính xác, những gợi ý và hệ thông sắp xếp khoa học. Đó có phải là điều mà người dùng luôn trung thành và nó là mục đích của họ. Bên cạnh đó họ phát triển theo hướng phát triển càng ngày càng nhiều sản phẩm mà người dùng luôn cần đến. Và nó cũng đúng với phong cách từ xưa của Google.
Vậy nguyên tắc của họ là gì?
Trong 10 nguyên tắc mà Google đặt ra, tôi chú ý nhất đến nguyên tắc “Bạn cũng cần nghiêm túc mà không cần phải mặc Com-le”. Nó thực sự như kim chỉ nan của mình để hoàn thiện trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy, trong học tập hay trong làm việc cũng vậy. Bạn muốn suy nghĩ đến một vấn đề bạn đâu cần phải trâu chuốc vẽ bề ngoài. Nó gần như chỉ làm mất thời gian cho bạn mà thôi, không những thế những áo quần có thể làm cho bạn thêm không thỏa mái đầu óc. Có thể ngồi uống một ly caphe nó lại giải quyết cho bạn rất nhiều vần đề. Có lẽ vậy, khi một vị khách đến tham quan đại sảnh của Google họ lầm tưởng mình đi vào khu vui chơi cao cấp nào đó. Trong đó đa phần là chổ nghĩ và thư giản hơn là nơi làm việc.

Xét về phong cách con người, thì CEO của Facebook là một điển hình. Mark  luôn xuất hiện với những kiểu ăn mặc truyền thống và cũng đơn giản nhất có thể. Có lẽ khi xuất hiện trước công chúng thì không ai có thể hình dung anh ấy đang là chủ của mạng xã hội lớn nhất hành tinh và từng là tỷ phú trẻ nhất của thế giới.
Còn chúng ta thì sao?
Trong những câu ca dao tục ngữ, tôi vẫn thấy phù hợp nhất câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nó như một điều gì đó mà tôi ấp ủ bao nhiều lâu này. Những cuối cùng khi ra đời và thực tế không phải vậy. Mọi thứ gần như đi ngược lại vấn đề này một cách thái quá.
Xét về môi trường sách vở và báo chí cũng vậy. Họ gần như quan trọng những cách trình bày sao cho bắt mắt mà quên đi điều cần đạt được là nội dung và chất lượng của sản phẩm. Trong hàng tá những quyển sách, chưa nói đến nội dung cần đạt được thì việc viết sai chính tả cấu trúc hoặc không có khả năng truyền tải nội dung. Về báo chí vẫn vậy, việc đưa thông tin lá cải và viết một cách vô tội vạ ngày càng phổ biến trong thị trường này.
Báo mạng lại thê thảm hơn nữa. Ngay cả những trang mạng uy tín cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Mà đôi khi những tin giật gân lại thu hút nhiều người đọc nên việc có cầu ắt sẽ có cũng là như vậy. Cũng chính vì điều này lại gây khó khăn cho nhiều trang làm ăn đàn hoàng. Xét cho cùng cũng chỉ tại nhu cầu và khả năng nhận thức của cộng đồng chúng ta. Do đó, những chuyện động trời của giáo dục lại được xã hội xoi mói, những những tấm gương sáng của nhà giáo lại được làm ngơ trước thiên hạ.
Đến thực trạng trong nhà trường.
Phương chân của giáo dục hiện tại là lấy học sinh làm trung tâm, lấy việc phát hiện vấn đề làm cốt lõi. Tuy nhiên, người trong ngành của tôi mới thấy được nó khá xa vời. Điều đó cũng hiện hữu khá rõ trong những giờ mà tôi dự giờ cũng vậy. Gần như người giáo viên đứng lớp chỉ làm đẹp mặt cho những người dự giờ tiết đó chứ đâu có lấy học trò làm trung tâm được. Mà kết quả đánh giá cuối cùng cũng chỉ là hội đồng giáo viên với nhau chứ đâu phải là chính học sinh.
Trong thang điểm đánh giá là gì? Nào là: Tư tưởng chính trị có tốt không, trình bày bảng có đẹp không? dẫn dắt vấn đề vào bài mới thế nào? Có hoạt động nhóm không? Có phần trắc nghiệm hay không? Phong thái dạy của thầy giáo thế nào? …
Thực sự nực cười cho một tiết dự giờ đạt “Chuẩn”. Mà thiết nghĩ cái chuẩn này cũng chỉ là những sự quan tâm sao đó cho vừa. Đó là chưa kể đến những sự cả nể với nhau và khen nhau đáo để, hay ghét ai đó thì dìm xuống tận bùn.

Nói về dạy một tiết toán của tôi, gần như sự hổ trợ của rất nhiều công cụ để giúp học sinh giải quyết vấn đề và phát hiện vấn đề. Nhưng tôi cũng thấy họ dạy theo kiểu bề ngoài mà từ trước đến giờ tôi nhận thấy. Suốt buổi giáo viên chỉ có loanh quanh luẩn quẩn những điều như vậy để sao cho tròn tiết mà không hề thấy được những gì hay ho về truyền đạt cả. Công nghệ thông tin ở đây gần như chỉ phục vụ cho việc trình chiếu và trình chiếu ở PowerPoint. Thiếu gì những thành phần hổ trợ mà mình cần trao đổi. Nhưng không, mọi thứ chỉ dừng lại ở đó, và cuối cùng tiết đó đạt chuẩn tốt vì đã thỏa mãn được nhiều thứ.

Qua đây mới thấy được những trăn trở của tôi về việc làm đẹp lòng một ai đó. Nó thực sự là một sự dối trá ngoài sức tưởng tượng của mình. Nhưng than ôi, biết đâu được chỉ có nói với lòng mình rằng: “Sống chung với lũ”

No comments:

Post a Comment