Friday, September 25, 2015

Nghệ thuật ăn nói

Trên cương vị một người đã xuất hiện nhiều lĩnh vực, và cũng đã thấy được những tác dụng của một người đứng diễn thuyết. Tôi cũng là một giáo viên giảng dạy khá nhiều đối tượng và cũng nhận thấy mình nên nói gì trước đối tượng đang nói. Thì nhân dịp này cũng viết lên blog của mình một vài kinh nghiệm nhỏ để từ đó chia sẽ đến cộng đồng. Có lẽ đây cũng chỉ là một kinh nghiệm khá sơ khai của những người bắt đầu như tôi. Chứ tôi cũng chưa phải là người nổi tiếng hay được thành công như những danh nhân hiện có. Do đó, có thể bù đắp được nó trong tương lai khi đã nhận biết được điều gì đó. Và sau đây là một vài kinh nghiệm mà tôi có được.


Thứ nhất: Xác định quy mô của cuộc nói chuyện
Có lẽ đây là điều căn bản đầu tiên mà tôi nhận ra khi mình đứng trước một buổi dạy học. Khi tôi dạy kèm thì đối tượng là một nói một, quy mô nhỏ nhất những điều tôi nói và tôi dạy chỉ hướng vào một đối tượng cụ thể mà mình cũng đã hiểu biết nhiều. Khi tôi dạy nhóm thì đối tượng lại phân dãi ra rộng hơn. Khi đó có sự phân hóa được nhiều đối tượng một lúc. Những đối tượng đó bạn chỉ hiểu biết về họ khoảng một phần nhất định nào đó. Do đó, những kiến thức mà bạn truyền đạt cho họ vừa mang tính chung, cũng vừa mang tính cộng đống khá nhỏ.
Khi bạn đến một lớp dạy khoảng 50 người trờ xuống. Thì đó là một cộng đồng bạn cần nói chuyện. Khi đó sức hấp dẫn của câu chuyện và kiến thức cần mang tính đại trà hơn một chút nữa. Âm lượng của bạn phát ra cao hơn, cần phải ăn nói lưu loát mới có thể hấp dẫn được toàn bộ lớp học. Thực tế trong nhiều trường hợp, tôi thấy nhiều thầy cô giảng dạy trong một lớp học thì quả là tuyệt vời. Nhưng khi đứng ra diễn thuyết giữa hội đồng cũng với phong cách như họ. Thì quả thật là một điều khá tệ hại so với bản lĩnh mà họ đang có. Điều tránh khỏi ở đây khi đứng một lớp chúng ta không nên chỉ hướng vào một vài đối tượng nào đó. Khi đó sẽ tạo nên sự nhàm chán và ganh tỵ cho những đối tượng khác mà họ cũng đang lắng nghe bạn nói. Do đó để nói được trước một hội trường bạn cần phải có những đặc điểm sau mới diễn thuyết được.

Tôi nhận thấy được điều này bởi vì mình cũng là một trong những người hâm mộ cách nói chuyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Nếu bạn để ý đến độ hấp dẫn của những câu chuyện ông nói thì nó cũng là một điều mà chúng ta cần học tập khi nói trước cộng đồng. Thật vậy, ngoài khả năng chất giọng rất tốt thì đó là điều mà trời đã ban cho ông ta. Nhưng bạn cũng nên chú ý những người diễn thuyết giữa cộng đồng thường có những kỹ năng chung. Chẳng hạn, những điều mà họ trình bày điều mạng tính cộng đồng mà gần như ai cũng đã biết. Những câu chuyện và dẫn thuyết của họ quả là tuyệt vời. Bạn để ý họ không bao giờ nhìn một ai, nhưng lại cho mọi người cảm giác là ông ta luôn qua sát mình. Thêm vào đó ông ta cứ nói từ hai đến ba từ là ông ta nhìn một khu vực khác. Đó là nghệ thuật và xác định quy mô nói chuyện.

Nhưng nếu bạn thực hiện một video diễn thuyết về cộng đồng thì bạn cũng nên chú ý đến những điều bạn gặp. Ngoài nội dung chuẩn bị, bạn cũng cẫn phải xác định được ánh nhìn với ống kính, bởi nó là một nơi bạn đang trao đổi trược tiếp với đối tượng của mình. Phải tạo cho họ cảm giác như đang đối thoại với bạn vậy.
Thứ hai: Chuẩn bị kiến thức tình huống phù hợp cho với đối tượng mà mình diễn thuyết.
Thực tế thì đây mới đúng theo cách mà chúng ta tạo nên buổi nói chuyện của mình có sức hấp dẫn hay không. Nó có tạo ra được dấu ấn của bạn trong đầu họ, hay nói cách khác thì đây mới thực sự cho người nghe biết được những điều mà bạn thực hiện. Tôi đã hiện diện nhiều cuộc hội thảo cũng như đã từng chứng kiến nhiều cuộc nói chuyện. Tù đó cũng có thể rút ra cho mình vài bài học từ đó.
Kiến thức của bạn trình bày phải có thứ tự logic từ dễ đến khó. Cũng không nên áp đặt những kiến thức mang tính cao siêu khi nói chuyện trước đám đông. Dẫu biết rằng trọng họ có khác nhiều người giỏi hơn bạn và có những kiến thức bạn chưa biết bằng họ. Do đó khi đưa ra một sự tương tác bạn cũng cần phải biết trước được câu trả lời từ đối tượng của mình.
Tôi lấy ví dụ như tại một lớp học gồm dưới 50 học sinh. Điều này khá khó khăn cho bạn trong những tình huống đầu tiên, nhưng lại rất dễ sau vài tiết dạy. Từ đó bạn có thể đặt những câu hỏi phù hợp cho từng học sinh. Và gần như bạn chắn chắn biết trước được vài phần từ câu trả lời của họ.
Nhưng nó hoàn toàn khác với khi bạn nói chuyện trước một hội đồng, khi bạn là người dẫn chương trình hoặc trong một hội diễn. Khi đó gần như toàn bộ kiến thức mà bạn truyền lại là kiến thức một chiều. bạn phải chuẩn bị cho bạn hệ thống những kiến thức thú vị đối với người nghe. Không quá thấp mà cũng không quá cao, nhưng đồng thời bạn phải có những kiến thức phù hợp  với hệ thống và điểm nhấn của mình cho hội đồng. Không những thế, những lượng kiến thức bạn có cần phải sắp xếp thứ tụ theo đúng trình tự mà bạn muốn diễn giải.

Chẳng hạn đối với tổng thống Obama khi thuyết trình hoặc khi ông đi tranh cử cũng vậy. Khi thuyết trình cho một công ti về công nghệ thông tin ông đã chuẩn bị sẵn cho mình hệ thống phân luồng và những chính sách cụ thể cho họ. Khi diễn thuyết cho những trường đại học ông lại nêu bật được những tình hình mà nước Mỹ gặp phải. Hay khi tranh cử ông lại đưa ra những khó khăn thách thức chung của xã hội mà ông ta sẽ làm khi đắc cử….
Do đó, tùy thuộc vào mỗi môi trường và mục đích cụ thể và cũng hướng đến lợi ích của người nghe. Những dữ liệu bạn có, những kiến thức bạn cần chuẩn bị luôn là một trong những điều quan trong khi đứng trước một tình huống.
Thứ ba: Chuẩn bị trả lời những câu hỏi ngược lại trong khi diễn thuyết
Đó là sự tương tác mà tất cả các buổi nói chuyện đều gặp phải. Có những người ứng xử khôn khéo, trong khi cũng có những người ứng xử vụng về thô kệch. Và điều này dẫn đến việc mất niềm tin của đối tượng mà mình đang xây dựng.
Nó đòi hỏi sự khôn khéo của bạn đứng trước đám đông. Trong khi chúng ta luôn luôn muốn người ta đặt những câu hỏi để khảo sát mức độ khắc sâu kiến thức từ phía đối phương. Những câu hỏi luôn là một công cụ tuyệt với để bạn nhận biết được điều này. Nói chung, nó muôn hình vạn trạng mà tất cả chúng ta không thể lường trước được. Do đó bạn cần làm gì để đáp lại.
Hãy để cho mình khoảng trống về thời gian. Thật vậy, tôi là giáo viên. Sáng hôm đó dự giờ bất ngờ. Một phần tôi không chuẩn bị giáo án, thêm vào đó tôi lại bị dạy trật tiết dạy. Cái tuyệt đối hơn nữa là từ trước đó đến giờ tôi là giáo viên dạy trung học phổ thông nhưng vì mới về dạy trung học cơ sở nên bị dự giờ. Do đó tôi chưa bao giờ đụng đến kiến thức lớp 7. Than ôi, tuyệt vọng vô cùng. Nhưng không, tôi cũng đủ thời gian để trấn tỉnh mình. Bằng cách gọi 3 học sinh lên bảng để làm bài cũ, bên cạnh đó cũng đủ thời gian nhìn lại những kiến thức tiếp theo mà mình chuẩn bị dạy. Vậy là khi tôi đã đủ năng lượng và gợi nhớ cho mình được những kiến thức cần thiết khi giảng dạy. Sau tiết dạy, họ vẫn không hề biết những gì mà tôi đã trải qua. Chỉ quan sát đến độ đối đáp của học sinh và tôi trong tiết dạy để đánh giá.
Qua đó mới cho thấy chúng ta thường hoảng loạn trước những tình huống ngoài tầm với hoặc những tình huống bất ngờ. Nhưng hãy giữ cho mình một khoảng thời gian để trấn tỉnh. Chỉ cần bạn thực hiện điều này khoảng chừng một phút hoặc 30 giây vẫn có thể làm được.

Đến những ứng xử khôn khéo trong những tình huống. Bạn cũng biết biên tập viên Hoài Anh của VTV. Những buổi ghi hình trực tiếp luôn phải chịu những áp lực từ nhiều phía và đương nhiên sẽ có những tình huống xãy ra. Chẳng hạn có hôm đó, đang dẫ chương trình thì bông tai bên trái của cô bị rớt, cô không tỏ ra hoản loạn hoặc làm rối chương trình. Mà không khéo nghiêng một bên để mái tóc phủ lên tai bị rớt. Một hành động nhẹ nhàng nhưng rất thông minh của cô lại được cộng đồng hưởng ứng rất nhiều.
Lời kết:

Để có được một buổi diễn thuyết hay ngoài năng khiếu mà bạn có. Bạn cũng cần phải chỉnh chu, chuẩn bị cho mình những điều tốt nhất có thể. Trên đó chỉ là những điều cơ bản nhất mà đối với chúng ta phải có được để thực hiện cho mình ở cấp độ bình thường. Để hấp dẫn người xem bạn cần phải phù hợp với đối tượng của mình muốn gì để từ đó người xem được thỏa mãn. Tôi viết những kinh nghiệm để chia sẽ, bạn đọc có kỷ niệm hay những tình huống nào vui lòng chia sẽ để cùng phát triển. 

No comments:

Post a Comment