Friday, September 5, 2014

Vài lời khuyên cho các tác giả viết chuyên đề



Sau nhiều thời gian khá lâu dành cho việc này. Bản thân tôi cũng đã thu lại khá nhiều thành công trong việc tạo dụng trên tất cả các mãng này. Thỉnh thoảng tôi cũng có vào những trang web hay đọc sách để có thể tham khảo. Qua đó, tôi cũng có một vài kinh nghiệm đúc kết hiện nay để có thể tài liệu của mình được thực dụng hơn khi đến với bạn đọc. Không phải là việc múa rìu qua mắt thợ, nhưng đây cũng là một trong những bài đăng giúp các tác giả có thể hình dung ngắn gọn trước khi bắt tay vào viết chuyên đề. Nó sẽ giúp chúng ta có thể sàng lọc được những phần mà bạn chuẩn bị. Qua trực quan bạn cũng có thể thấy được kho phát triển sách khá đồ sộ của Xuctu.com và http://xuctu.com/sach. Vậy những việc việc chúng ta cần chuẩn bị là gì?

1. Xác định đối tượng đọc sách của mình.
Tất nhiên trong rất nhiều hạng của học sinh. Khi chúng ta viết chuyên đề cũng phải ứng với trình độ của người đọc để từ đó có thể viết một cách phù hợp với họ. Có thể bạn hướng đến lượng đọc giả của mình là học sinh khá giỏi. Thì tài liệu bạn viết ngắn gọn, không câu nệ những kiến thức bình thường mà trong những kết quả hiện có ngắn gọn nhất có thể. Điều quan trọng cho đối tượng này là những bài toán hay được lồng vào những vị trí thích hợp. Tất nhiên cách giải cũng vậy, nó không đơn thuần là hướng dẫn cho độc giả từng ly từng tý. Mà nó hướng đến những kỹ năng nhẹ nhàng và ứng dụng cao. Chẳng hạn khi viết sách cho đối tượng này về tích phân hữu tỉ. Chúng ta chỉ cần đưa những bài toán mang tính chất phân chia cao. Điều tất nhiên là chúng ta có thể áp dụng cho độc giả một công thức rút gọn khi áp dụng. Và không quên dặn “Nếu thấy tích phân hữu tỉ mà bậc của tử lớn hơn hoặc bằng bậc của mẫu thì chia đa thức” kết hợp với “Tất cả các đa thức lớn hơn 2 đều có thể phân tích thành những đa thức bậc nhất và bậc hai”. Xem như họ đã hiểu cách vận dụng.


Bên cạnh đó, những các tác giả muốn thâm nhập vào những lượng độc giả là những học sinh bình thường thì cách viết sẽ khác hẳn. Sách của bạn phải được chia nhỏ thành nhiều mãng khác nhau. Nó được viết theo kiểu ứng dụng rất thực tế nhưng các bài toán được sắp xếp theo kiểu lớn dần một cách nhẹ nhàng. Chớ không phải là một cách viết như đối tượng ở trên. Chẳng hạn như: Khi tôi viết chuyên đề tích phân hữu cho học sinh này tôi thường viết theo kiểu từ thấp nhất đến cao chừng mực có thể. Đương nhiên, như vậy sẽ tốn thời gian và công sức hơn rất nhiều. Để viết được chuyên đề này, tôi thường bắt đầu bằng những tích phân rất đơn giản như tích phân hàm hữu tỉ tử là một số và mẫu là một nhị thức bậc nhất. Và tất nhiên là dùng phương pháp đổi biến số. Tiếp đến là tích phân mẫu bậc nhất và tử cũng bậc nhất để từ đó đưa về cách chia đa thức. Kế đến là tích phân mẫu bậc nhất và tử là tam thức bậc hai. Nó cũng tiến hành chia đa thức nhưng cách chia lại phức tạp hơn một chút. Và tổng quát nó lên ta dùng tích phân có tử bậc ba mẫu bậc nhất. Cứ vậy mà lồng vào những bài toán như vậy. Và cuối cùng là những bài toán về mẫu bậc hai cũng tương tự nâng tầm lên từng bước để đưa đến những tích phân hữu tỉ phức tạp hơn. Một điều chú ý nữa cho kiểu viết cho đối tượng này là bạn phải trình bày mạch lạc, sáng sủa tài liệu của mình. Qua kinh nghiệm cho thấy đối tượng này rất hiếm khi đọc sách, như vậy chúng ta thu hút họ bằng việc trình bày khá bắt mắt.
2. Tham khảo nhiều nguồn nhưng không sao chép
Đây mới là điều mà nói lên bản chất của bạn là ai. Tôi nhận thấy rất nhiều tác giả rất tạp nham. Nghĩa là họ sao chép một cách vô tội vạ tài liệu người khác. Mà thậm chí không cần biết đến nội dung bên trong của nó. Áp dụng một cách máy móc để viết tài liệu cho mình. Các website thì càng tệ hại hơn nhiều khi nơi này đăng nơi khác cũng đăng theo và chỉ cần đổi tiêu đề và đóng dấu bản quyển trên của trang web lên tài liệu. 

Điều này không nói lên bạn là ai khi bạn thực hiện những điều này. Bởi lẽ rất nhiều người cho rằng đó là một hành động không đúng trong chuẩn mực của người viết tài liệu. Thoáng qua môi trường này, tôi thấy rất rất nhiều tác giả cứ xào đi xào lại những tài liệu mà người khác đã cung cấp. Mà nguồn chủ yếu là sưu tập những thầy giáo đã nổi tiếng và đã kiên trì thực hiện cách đây vài năm, thậm chí vài chục năm. Qua đó mới thấy được nhiều hậu quả mà bạn thực hiện hành động này.
Tất nhiên điều tôi muốn nói ở đây vẫn là mức độ bạn sử dụng bao nhiêu là vừa. Bạn có thể sử dụng tài liệu người khác để tham khảo trong những tiết dạy là điều bình thường. nhưng đã khi công bố nó ra khỏi tầm ảnh hưởng của mình thì đó là điều chúng ta nên xem lại.
3. Biết kiên trì và tận dụng phương tiện hiện có
Không những đối với mãng này mới thực hiện điều này. Lòng kiên trì nhẫn nại, chịu khó trong công việc thì phải cần cho tất cả chúng ta trong công việc. Việc viết chuyên đề cũng không ngoại lệ.
Trước đây tôi thường ôm đồm tất cả những nhiệt huyết của mình vào vấn đề này. Và cố gắng viết tất cả những gì mình mong muốn thực hiện được. Nhưng đó là sai lầm lớn nhất của mình. Bởi lẽ chúng ta không thể một lúc có thể có tất cả. Nhất là đối với những người làm giáo dục nghiêm túc. Cái gì cũng phải trải qua thực nghiệm và lớn mạng cùng thời gian.
Lấy ví dụ như trước đây tôi thường bắt đầu viết cho những chuyên đề của lớp 10. Mà cụ thể là viết về phương trình bậc hai và hàm số bậc nhất. Nhưng sau này tôi tự nhận thấy nó là một điều không ứng dụng thực tế nhiều cho lắm. Những phần này đã thuộc về gốc của nó là lớp 9.
Nói tóm lại, những người bắt đầu viết một chuyên đề gì thì hãy bắt đầu từ cấp học lớp học mà học sinh học chuyên đề đó. Nó là nguồn lợi thế rất lớn khi chúng ta có thể dẫn dắt được vấn đề. Ngoài ra, việc áp dụng thực nghiệm cũng không nên bỏ qua. Chúng ta không thể lường trước được những tình huống. Nhất là sự suy nghĩ của học sinh khi họ đặt những câu hỏi. Có thể những câu hỏi là ngây ngô, nhưng đó quả thật là chuyện không của riêng ai mà tất cả chúng ta phải cần quan tâm giải đáp
4. Việc sắp xếp tài liệu cũng là điều chú ý
Tất nhiên điều này cũng là một trong những kinh nghiệm của tôi mong muốn được chia sẽ. Trong năm năm tôi thực hiện viết chuyên đề toán. Những nguồn tham khảo và sư dụng của tôi cũng lớn dần theo thời gian. Và qua chừng ấy năm tôi không thể nào tổng hợp lại sắp xếp nó một cách khoa học. Tất cả như một thứ gì đó hổn độn để kiếm ra cho mình phần mà mình cần. Thậm chí, có những phần tôi đã viết trước đây. Nhưng khi bắt tay viết gần xong thì phát hiện thấy chuyên đề này mình đã viết trước đây rồi. Như vậy có phải là một lượng công giả tràng rất lớn mà chúng ta cũng cần kinh nghiệm. 

Bản thân tôi không khuyên các bạn kiểu sắp xếp tài liệu như thế nào là khoa học nhất. Cũng có thể mỗi người có một cách ghi nhớ riêng mà không theo quy luật cụ thể nào. Bởi vậy cho dù chúng ta có kiểu sắp xếp nào đi nữa, hãy cứ thực hiện theo ý tưởng của mình. Đừng có thực hiện theo kiểu thời cuộc, bởi khi đã nhiều lên rồi bản thân bạn cũng khó kiểm soát được nguồn tài liệu của mình.
Lời kết: Qua những gì tôi thấy và trải qua được trong chừng đó kinh nghiệm. Tôi không dám khuyên nhủ một điều già cho tất cả chúng ta. Chỉ mong đem lại những chặng đường đó để chúng ta được biết mà từ đó có thể rút gọn được thời gian soạn thảo và chất lượng tốt hơn.

No comments:

Post a Comment