Saturday, September 27, 2014

Giáo viên Huế: Ép học sinh học thêm nhiều phương diện

Hết năm học này đến năm học khác. Tình trạng này lại biến thể và diễn ra ở nhiều xu hướng khác nhau. Không những nó thể hiện ở cấp học trung học phổ thông mà nó còn diễn ra các cấp học khác. Thiết nghĩ tình trạng này kéo dài nó sẽ tạo cho học sinh tính hoang mang. Phụ huynh thì lo lắng bởi những hệ lụy mà điều đó tạo ra. Dĩ nhiên nó theo chiều hướng tốt thì chúng tôi không viết bài đăng này làm gì. Điều ngược lại mới làm cho cả xã hội càng ngày càng mất niềm tin vào môi trường giáo dục nhà trường. Tôi viết bài đăng này trong nhiều năm đúc kết của một giáo viên tự do dạy Toán. Thông qua những vẫn đề chuyên môn mà bản thân đúc kết lại. Một mặt có tiếng nói của mình đến những người có trách nhiệm, mặt khác có thể giúp các em học sinh yên tâm trong vấn đề học tập. Hơn nữa nó cũng có thể giúp quý vị phụ huynh phần nào có thể nhận biết được đằng sau những điều này.
Tất nhiên tôi không nói đến tất cả mà nói đến những vướng mắc của những điều liên quan. Và nó cũng ở trong chuyên môn về Toán học của tôi. Còn các môn khác tôi chưa dám kết luận điều gì.


Từ việc hù dọa phụ huynh ngay đầu năm học
Năm nào cũng vậy, tôi cũng nhận được những lời góp ý từ quý vị phụ huynh ngay sau buổi họp phụ huynh đầu năm. Điều này chắc tất cả quý vị phụ huynh thấy quá bức xúc khi cho con em học hành kết quả thật tệ trước buổi họp. Thực tế đánh vào tâm lý lo lắng việc học cho các em học sinh. Đầu năm học, các giáo viên nhắm vào một vài em học sinh học được mà không đi học thêm ở lớp do giáo viên này mở ra. Thì tất nhiên họ sẽ nhân tiện này để báo cáo lại một cách đầy “huyền bí”. Phản ứng của phụ huynh thì có thể những người trong cuộc như tôi mới biết.
Tôi còn nhớ năm ngoái. Khi dạy kèm cho nhóm học sinh trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Huệ-Huế. Sau khi đi họp về phụ huynh gọi điện cho tôi bảo rằng : “Cho con đi học cả ba tháng hè, thấy kết quả mà sốc. Thầy giáo nói “Học kiểu ni thì tốt nghiệp cũng rớt chớ đừng mơ chi đại học””. Bản thân tôi dạy học trò của tôi như thế nào mà không biết sức học của mấy em. Từng em một tôi đã định hướng ngay từ đầu sức của nó được chừng nào. Ở đây lại làm cho một câu như vậy thử hỏi mình không bị xúc phạm sao được. Tôi đành ngậm ngùi dạy tiếp tục và cũng cuối cùng em này đã đậu Đại Học Ngoại Ngữ-Huế. Sau này khi biết kết quả, phụ huynh này mới gọi điện lại xin lỗi và cho rằng lời của thầy nói từ đầu năm là đúng.
Thiết nghĩ như vậy thì đâu phải là một lời tận tâm với học sinh. Hay chí ít họ cũng đã vô hình thực hiện điều gì khác ngoài mục đích ép học sinh đi học thêm. Không những năm ngoái mà cả nhiều năm tôi để ý đến những điều này và gần như đều xảy ra ở nhiều mức độ lớn nhỏ khác nhau. Môi trường giáo dục chẳng lẽ là môi trường mà đặt chữ “Tiền” lên hàng đầu trong mắt họ như vậy.
Tôi nhiều lúc thấy người ta ép điểm như vậy thì cũng khuyên học trò mình học đồng thời hai nơi. Một mặt để lấy điểm trên trường để ba mẹ yên tâm, còn mặt khác thầy sẽ dạy cho em để thi đại học cho qua chuyện. Nhưng thực ra, sau thời gian tôi hỏi học ở đó thế nào. Nhiều em chỉ mỉm cười và cho tôi biết để lấy các đề kiểm tra. Cô ra như thế nào thì mai lại kiểm tra như vậy. Vậy đó, chất lượng ở đâu ra. Nếu như họ cũng đủ đảm bảo cho những học sinh của tôi thi tuyển sinh đại học thì tôi cũng rất mừng về điều này. Và ủng hộ nó như một phần gánh cho xã hội. Thử hỏi bây giờ hỏi tất cả phụ huynh có ai đảm bảo con họ chỉ học ở trường cũng đã đủ dự thi đại học.

Năm học này cũng không ngoại lệ. Tôi đang dạy cho nhóm luyện thi tuyển sinh lớp 10. Mấy buổi trước giáo viên ở trường cho học sinh của tôi kiểm tra 15 phút với “3 câu hình”. Mà câu nào câu nấy có thể nói thuộc hạng sao. Để rồi chủ nhật vừa rồi góp ý với phụ huynh em này học…tệ. Thiết nghĩ học sinh thích học đại số hơn học hình học. Và cũng thiết nghĩ không nên kiểm tra như vậy đối với 15 phút. Chỉ có máy móc mới tính được kiểu chạy đua như vậy. Vậy thì mục đích của họ là gì??? Thật nội thân tôi cũng không dám chắc mình làm được bài này hoàn hảo trong 15 phút. Mà riêng bản thân em này học khá tốt và cũng luyện thật kỹ.

Đến việc tạo “Phong cách” riêng
Hồi còn học đại học, tôi còn nhớ thầy tôi nói rằng: “Học sinh làm đúng thì không kể làm bằng phương pháp gì cũng cho 10 điểm”. Nhưng thực tế khi đi dạy mới thấy ngậm ngùi về điều này. Tất cả phải tuân theo “hiệu lệnh” của giáo viên trên lớp. Bởi họ đang cầm cái quyền đánh giá là cho “điểm”. Điều này là điều đáng xấu hổ trong môi trường khoa học, hay giáo dục con người. Cũng bài toán yêu cầu đi từ A đến B nhưng vẫn có nhiều cách để đi. Hay nói cách khác có nhiều phương pháp để đi đến được kết quả. Miễn sao cách giải đơn giản thuận tiện cho học sinh dễ hiểu là vấn đề của giáo dục. Hay thậm chí, các giải cả giáo viên chưa chắc đã hay bằng cách giải của học sinh. Vậy mà giáo viên khi dạy phải bắt buộc học sinh phải làm theo kiểu mà họ đưa ra. Còn không thì không có điểm.

Tôi đưa ra ví dụ chuyên môn như thế này. Năm đó tôi dạy học sinh 11. Khi dạy về giải phương trình lượng giác đẳng cấp bậc hai của sinx và cosx. Tôi dạy cho học sinh tôi phương pháp giải bằng cách chia hai vế cho cos bình phương để đưa về phương trình bậc hai thuần túy theo tan để giải. Đây là phương pháp có thể nói là hay và ít dùng đến những công thức khó nhớ khác. Mà từ xưa đến giờ tôi vẫn dạy học sinh làm theo kiểu như vậy. Và hơn nữa trong những đề thi tuyển sinh đại học(nếu có) thì họ cũng có đáp án như vậy. Khi học sinh của tôi lên trường cũng giải theo phương pháp này thì giáo viên không chấp nhận. Với lý do: “Tôi không dạy cho em phương pháp này”. Và bắt buộc học sinh phải dùng đến phương pháp quy về phương trình bậc nhất đối với sin2x và cos2x để giải. Theo đánh gia của tất cả các đồng nghiệp của tôi. Phương pháp quy về phương trình bậc nhất đối với sin2x và cos2x sử dụng quá nhiều công thức khi áp dụng. Hơn nữa, những công thức và các giải rất cồng kềnh làm cho học sinh khó hiểu. Như vậy thì có thể nói, phong cách của giáo viên đứng lớp cũng là điều đáng bàn. Tôi chỉ đưa ra một ví dụ nhỏ để tham khảo trong hàng loạt những điều mà tôi muốn phô bày.



Lời kết: Có thể nói rằng, việc dạy thêm-học thêm cũng là nhu cầu chính đáng của giáo viên và kẻ cả học sinh. Tuy nhiên phát triển như thế nào mới là điều đáng bàn. Việc ép học sinh học thêm để mục đích kiếm lợi nhuận là điều không nên. Nó tạo cái nhìn không thiện cảm của xã hội đối với một mảng ngành nghề cao quý này. Tất cả giáo viên nếu có tâm huyết với nghề thì phải thực hiện đồng thời cả hai mục đích. Nó hướng đến sự tiến bộ của học sinh trong xã hội. Điều trên sẽ làm cho học sinh có tính chủ quan và giỏi ảo chỉ trong lớp học nhỏ nhắn. Học sinh chỉ cần ra xã hội thì sẽ chịu ngỡ ngàng với những lượng kiến thức ở những kỳ thi chung. Như vậy thì mục đích đâu có thành hiện thực. Hay cứ dạy ở trường rồi các em đi về đâu là điều không quan tâm. Sự chăm sóc tận tụy về kiến thức cho sinh sinh đâu còn là mục tiêu của giáo dục. Mỗi người chúng ta khi đã vào nghề giáo thì phải đặt việc gieo mầm cho tư tưởng học sinh lên hàng đầu. Tất nhiên như tôi nói là phải hoạt động theo sự tình nguyện của học sinh. Vì đó là con đường mà họ chọn cho tương lai của từng em. 

No comments:

Post a Comment