Wednesday, July 16, 2014

Nên bỏ hay không kỳ thi cao đẳng?



Vậy là kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng của năm 2014 đã kết thúc với nhiều bất ngờ. Với tình cảnh giáo dục và thi cử như hiện nay, xuất hiện quá nhiều tin đồn về hình thức thi cử. Cộng thêm với việc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đề thi tuyển sinh đại học hiện nay cũng bất ngờ về cấu trúc. Thì những tin đồn về bỏ một trong hai kỳ thi sắp đến lại cao cực độ. Người ta chỉ chú ý đến hai kỳ thi lớn đó mà quên mất đi một kỳ thi cũng không kém phần … rầm rộ nhưng tôi cho là vô bổ nhất. 


 Đùng đùng một cái thì cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học năm học này lại khác hẳn so với những cấu trúc lần trước. Hãy khoan bàn về vấn đề chuyên môn ở đây bởi tôi là giáo viên Toán nên chỉ quan tâm đến loại đề này. Quả thật, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chơi kiểu như thế này, mà không thông báo hoặc công văn rộng rãi cho các em thì cũng làm cho các em bất ngờ là chuyện đương nhiên. Mà chúng tôi tạm gọi đây như là một kiểu thi cử “du kích”. Bên cạnh đó lại xuất hiện những khối thi và cách thức lấy điểm sàn cũng là một điều đáng bàn.

Bên cạnh đó việc bỏ kỳ thi nào cũng sẽ xuất hiện trong nay mai. Đứng trên danh nghĩ một cá nhân, một nhà giáo. Tôi cũng đưa và ‎ kiến về việc cũng nên bỏ kỳ thi nào cho phù hợp. Quả thật, trong khi người ta cứ bàn cãi hoặc xuất hiện những tin đồn. Nên bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học hay tốt nghiệp trung học phổ thông. Thì lại quên mất một kỳ thi làm cho tất cả các em học sinh và xã hội không kém phần mệt mỏi. Đó là kỳ thi cao đẳng. Vì sao lại như vậy, tôi sẽ đưa ra vài lý chính đáng sau:

Đề thi tốt nghiệp môn toán 2014

Thứ nhất: Về lượng kiến thức ở kỳ thi cao đẳng chỉ tương đương với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhưng trong bối cảnh đề thi tuyển sinh đại học được ra ngày càng dễ kiếm được điểm 6 điểm 7 như hiện nay. Các em học sinh trung học phổ thông cũng đã hoàn toàn lấy đó làm cơ sở để xét tuyển cao đẳng.  Vậy thì việc tổ chức với mục đích tuyển sinh cứ xem cho tuyển sinh đại học đảm nhận là được.

Đề thi Toán cao đẳng 2014-mức độ tương đương với THPT

Thứ hai: Lượng thí sinh dự thi cũng đông không kém đến tận 240.000 thí sinh dự thi. Đây cũng là điều đánh vào sự lãng phí mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo bấy lâu nay lo cho xã hội. Một thống kê nhỏ thôi cũng đủ thấy được sự lãng phí tiền của rất lớn cho thi sinh, gia đình và cả xã hội nữa. Trong năm này, tôi ủng hộ việc thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông được thi ngay tại trường đang học. Nhưng kỳ thi tuyển sinh cao đẳng cũng đều được tổ chức tại các thành phố. Như vậy  chỉ tính riêng chi phí của từng cá nhân phải bỏ ra cũng là một con số không nhỏ. Chi phí đi lại, người nhà, phòng ở, …Đó cũng là điều phải lưu tâm cho các em và gia đình.
Các thí sinh dự thi Cao Đẳng 2014 ăn com tại Nhà thờ

Thứ ba: Nếu bỏ được kỳ thi cao đẳng, thì cũng hạn chế rất nhiều tình trạng hồ sơ ảo đăng ký. Đó là điều mà hầu hết các trường cao đẳng hiện nay mắc phải. Tình trạng này tất nhiên sẽ diễn ra phổ biến, bởi các em học sinh khi làm bài thi tuyển sinh đại học tốt thì sẽ không đi thi cao đẳng nữa. Trong tình trạng và nhận thức hiện nay, bằng mọi giá các các em học sinh phải thi được bằng được đại học. Thì càng ngày lượng thi cao đẳng xem như mất tác dụng lần. Do đó, đây cũng là một điều mà tất cả chúng ta cũng nên bàn luận.


Lời kết: Có thể đây chỉ là ý kiến chủ quan của chúng tôi. Và tất nhiên còn nhiều ý kiến đồng lòng như vậy. Các bạn có thể đóng góp thêm để có được một chính kiến của mình. Vẫn biết Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đang luẩn quẩn trong vấn đề giải pháp. Và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đang “thí nghiệm” những đổi mới. Nhưng cũng như giáo sư Hoàng Tụy đã nói: “Nhà trường không phải là phòng thí nghiệm”. Mỗi chính sách quyết định gì đó phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để thiên hạ được hưởng lợi. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều chính sách trên trời liên tục được đưa ra. Không áp dụng đến thực tế. Cũng chính vì vậy mà các vị mới được nhà báo tặng câu rất hay: “Quan chức Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngồi phònglạnh và những chính sách trên trời”.
Do đó, hãy lắng nghe những lời xây dựng bằng những suy nghĩ và nhìn nhận từ nhiều nơi. Tôi cũng mong viết bài này mong được chỉ giáo thêm.


No comments:

Post a Comment